Thiết kế nội thất biệt thự có khó không? Gợi ý 5 mẫu thiết kế đẹp
Thiết kế nội thất biệt thự khó hơn các kiến trúc khác. Bạn cần đáp ứng hoàn hảo các nguyên tắc cần nhớ để tạo ra không gian sống đẹp nhất.
Thiết kế nội thất biệt thự đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp, đảm bảo độ chính xác cao. Tính thẩm mỹ là yếu tố quan trọng nhất cần đáp ứng, bên cạnh đó là công năng của từng căn phòng với loại nội thất sử dụng. Chính vì lẽ đó, bạn nên tìm hiểu kỹ càng lưu ý chung cần nhớ khi thiết kế và nguyên tắc cho từng hạng mục. Xưởng gỗ giá tốt Linh Ngân sẽ giúp bạn với các mẫu biệt thự đẹp nhất hiện nay.
Thiết kế nội thất biệt thự – Công việc khó đòi hỏi kỹ thuật cao
Đầu tiên phải khẳng định rằng, thiết kế biệt thự chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Không gian biệt thự khác với các loại nhà độc lập khác ở cả diện tích cũng như nhu cầu sử dụng. Kiến trúc sư cần đáp ứng được cả về yếu tố thẩm mỹ và công năng cũng như sự hài hòa trong quá trình thực hiện. Chỉ có như vậy, giai đoạn thiết kế nội thất biệt thự mới thực sự biến một công trình thô trở thành nơi ở xa hoa, sang trọng.
Thiết kế nội thất biệt thự là công việc khó khăn đòi hỏi chuyên môn cao
Nhắc đến biệt thự, người ta sẽ nghĩ ngay đến không gian sống đẳng cấp và tiện nghi. Điều này phản ánh chính xác nhu cầu của gia chủ khi cần thiết kế nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt của mình. Thành công chỉ đến khi kiến trúc sư thực sự biến không gian trở nên ấn tượng, đáp ứng nhu cầu của một cuộc sống thượng lưu.
Thiết kế nội thất biệt thự và những điểm cần nhớ quan trọng nhất
Cái nhìn về biệt thự khác với những ngôi nhà còn lại bởi nó gắn liền với cảm quan đẳng cấp và lộng lẫy. Chính vì thế, quá trình thiết kế nội thất biệt thự cũng có những nguyên tắc đi kèm mà bạn cần nắm rõ:
Lựa chọn phong cách thiết kế sang trọng và đẳng cấp
Năm phong cách phổ biến nhất dành cho biệt thự là cổ điển, tân cổ điển, đơn giản, hiện đại, Đông Dương. Những lựa chọn này biến không gian sống trở thành nơi sinh hoạt – nghỉ dưỡng đúng nghĩa. Trong quá trình thiết kế có thể sáng tạo thêm một số điểm sao cho phù hợp với sở thích cũng như thể hiện dấu ấn riêng của gia chủ.
Biệt thự thích hợp với những phong cách thiết kế sang chảnh
Lựa chọn màu sắc tươi sáng mang đến cảm giác thượng lưu
Bạn có quyền tự do lựa chọn màu sắc cho biệt thự của mình, nhưng nên nằm trong giới hạn. Nếu chọn màu quá tối tăm như đen, nâu đất, … sẽ khiến ngôi nhà trở nên u ám và thiếu sức sống, nhanh cũ kỹ và lạc quẻ với thời đại.
Ngược lại, màu sáng sẽ tôn lên giá trị thẩm mỹ của một công trình đồ sộ và xa hoa như biệt thự. Chúng giúp không gian trở nên sáng sủa và tươi mới hơn, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nếu phối màu sáng với các màu khác, căn phòng sẽ có điểm nhấn và càng bắt mắt.
Thông thường, kiến trúc sư sẽ tìm màu chủ đạo trước, sau đó mới chọn thêm gam điểm xuyết nhằm nhấn nhá cho không gian. Những màu thường được sử dụng là trắng, be, kem, vàng nhạt,…. Nhờ đó mà không gian lúc nào cũng hiện lên lung linh, mang tới cảm giác sang chảnh. Điểm thêm một hay hai gam màu rực rỡ như đỏ, cam, đen sẽ mang tới giá trị thẩm mỹ rất cao.
Màu chủ đạo của không gian biệt thự tươi sáng và sang trọng
Chú ý đến ánh sáng không gian
Khi thiết kế hãy xem ánh sáng là một phần trong quá trình tạo ra không gian đẳng cấp. Yếu tố này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cảm quan về năng lượng cho ngôi nhà. Biệt thự thiếu sáng, tối tăm sẽ khiến người sử dụng cảm thấy ngột ngạt ngay từ khi mới bước chân vào.
Thiết kế nội thất phải chú trọng tận dụng ánh sáng tự nhiên, tránh cảm giác chói mắt và không thoải mái. Phòng khách nhất định phải là một không gian mở, có thể làm tường bao hoàn toàn bằng kính hoặc có cửa sổ kính lớn, tầm quan sát rộng. Một số gia chủ chọn sử dụng cửa sổ sát đất, vừa giúp không gian sáng hơn lại tạo hiệu ứng về diện tích. Chính giữa căn phòng nhất định không thể thiếu đèn chùm, đèn treo làm từ pha lê hoặc thuỷ tinh.
Ánh sáng ở phòng bếp và phòng ngủ cũng rất quan trọng, nhất định phải có cửa sổ. Với bóng đèn, hãy cân nhắc các vị trí cần tập trung như bàn ăn, bàn đọc sách để lắp đặt.
Ánh sáng là một phần trong quá trình tạo ra không gian đẳng cấp
Luôn luôn phải có điểm nhấn
Dù sử dụng màu sắc, bài trí nội thất đẹp đến đâu mà không có điểm nhấn, biệt thự vẫn gây cảm giác nhàm chán. Vì vậy, bạn hãy đưa đặc trưng cá nhân của mình vào các chi tiết để tạo nên dấu ấn riêng, không thể tìm thấy ở nơi khác.
Điểm nhấn của không gian phải nằm ở vị trí dễ thấy và tại khu vực sử dụng thường xuyên. Chẳng hạn với phòng khách, hãy treo một bức tranh ở tường giữa, hay ở phòng bếp là bình hoa lớn trên bàn ăn. Lưu ý là điểm nhấn này phải có màu sắc và thiết kế hòa hợp với phong cách thiết kế.
Điểm nhấn của không gian nằm ở vị trí dễ thấy
Không bỏ qua cây xanh
Thiết kế nội thất biệt thự chú trọng đến việc tạo ra không gian xanh, giúp thư giãn đầu óc. Đây là lý do hầu như công trình nào cũng có sân vườn, tiểu cảnh, thậm chí là hồ bơi để điều hoà không khí, mang tới cảm giác tươi mát và dễ chịu. Kết hợp với ánh sáng tự nhiên, không gian sống không khác gì nơi nghỉ dưỡng, giúp mọi thành viên giảm căng thẳng.
Cây xanh mang tới cảm giác tươi mát và dễ chịu
Những hạng mục thiết kế nội thất biệt thự
Quá trình thiết kế phải được thực hiện theo từng hạng mục với các nguyên tắc khác biệt. Mỗi căn phòng sẽ đóng một vai trò riêng trong ngôi nhà nên việc lựa chọn và lắp đặt nội thất sẽ không giống nhau. Cụ thể, từng công đoạn phải thực hiện tỉ mỉ và thận trọng khi thiết kế nội thất biệt thự bao gồm:
Phòng khách
Phòng khách là không gian quan trọng nhất của biệt thự, là nơi chứa đựng sự sáng tạo không ngừng nghỉ với các giá trị thẩm mỹ ấn tượng. Bởi đây là căn phòng gia chủ dùng để tiếp khách, thể hiện sự tự hào về nét đẹp của ngôi nhà. Mặt khác, phòng khách còn là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình nên dù đặc biệt, sang trọng cũng không được quên mục đích sử dụng chung.
Phòng khách biệt thự thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà, có dạng hình vuông. Căn phòng này không có góc nhọn để tránh gây chật chội, ngay từ quá trình thiết kế phần thô đã phải chú ý tỉ mỉ từng chi tiết. Tổng thể phòng khách phải mang tới cảm giác thông thoáng, dễ chịu nhưng vẫn sang trọng, xa hoa.
Căn phòng này không nên có hành lang xuyên qua để giữ được bố cục độc lập, bài trí nội thất riêng biệt. Hơn nữa, theo quan niệm phong thuỷ thì phòng khách là nơi hội tụ vượng khí, nên tránh để lối đi dẫn qua.
Phòng khách biệt thự đặt ở trung tâm của ngôi nhà và có dạng hình vuông
Phòng bếp
Khu vực nấu nướng cũng cần được thiết kế dựa trên cả tiêu chí về công năng và thẩm mỹ. Đây là nơi tạo nên bữa ăn ngon miệng cho cả gia đình nên phải thoáng đãng, sạch sẽ, cao ráo và sáng sủa. Nội thất sử dụng nên làm từ chất liệu cao cấp, có thể đơn năng hoặc đa năng nhưng phải đảm bảo hình dáng đẹp mắt. Màu sắc sử dụng hài hoà với phòng khách và các không gian khác trong nhà.
Nguyên tắc khi thiết kế nội thất nhà bếp biệt thự là không đối diện với nhà vệ sinh, không đối diện cửa chính, nên liền kề phòng ăn. Phòng bếp nên có ánh sáng tự nhiên chiếu vào, có thể từ giếng trời hoặc cửa thông gió, cửa sổ, cửa ban công, cửa dẫn ra sân vườn. Nhờ đó, quá trình nấu nướng mới không để lại mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến cảm nhận khi ghé vào phòng bếp.
Phòng bếp sạch sẽ và sáng sủa với nội thất cao cấp
Phòng ăn
Vì có diện tích lớn nên đa số biệt thự sẽ có phòng ăn riêng biệt với phòng bếp. Bộ bàn ghế được lựa chọn đa số là tròn hoặc hình chữ nhật, làm từ chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, da, lông thú. Bàn có kích thước lớn giúp đặt được nhiều món ăn và cũng phù hợp với cảm quan về sự sang trọng. Ghế tựa lưng thoải mái, dễ chịu, giúp các thành viên có thời gian thưởng thức bữa cơm tốt nhất.
Không gian này cũng cần được chú ý về yếu tố ánh sáng để đảm bảo cảm giác khi dùng bữa. Xung quanh nên bố trí cửa sổ có rèm che đẹp mắt, trung tâm bàn ăn có đèn treo hoặc đèn chùm. Bạn có thể sử dụng chất liệu kính cho trần nhà, sắp xếp thêm tủ rượu nhằm tăng hiệu ứng lung linh.
Bàn ăn sang trọng với kích thước lớn
Phòng ngủ
Thiết kế nội thất phòng ngủ biệt thự mang theo nhiều sự khác biệt:
Phải đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc mệt mỏi
Mang dấu ấn cá nhân của người sử dụng phòng
Không quá sáng cũng không quá tối
Giường ngủ sẽ được đặt ở vị trí giữa phòng để đảm bảo không gian sắp xếp thêm các loại nội thất khác. Một bên giường là cửa sổ hứng sáng hoặc cửa ban công để giúp căn phòng luôn tràn đầy sức sống. Ánh đèn sử dụng nên là vàng để giảm căng thẳng, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Với những căn phòng có diện tích lớn có thể bố trí thêm ghế sofa đơn và bàn trà. Đây sẽ là khu vực để tận hưởng khoảnh khắc riêng trong không gian của mình, uống trà chiều hoặc đọc sách.
Trong phòng ngủ lúc nào cũng có chất liệu kính để mang tới cảm giác lung linh, phục vụ nhu cầu sử dụng. Đèn chùm cũng là yếu tố được chú trọng bên cạnh đèn ngủ, mang tới không gian nghỉ ngơi đẳng cấp.
Phòng ngủ có cửa sổ hứng sáng hoặc cửa ban công tạo cảm giác tràn đầy sức sống
Gợi ý 5 mẫu thiết kế nội thất biệt thự đẹp nhất
Như đã đề cập ở trên, năm phong cách thiết kế nội thất biệt thự phổ biến nhất là cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, đơn giản, Đông Dương. Tùy vào sở thích mà bạn hãy cân nhắc cho mình lựa chọn phù hợp nhất để tạo ra không gian sống thực sự thoải mái.
Biệt thự cổ điển: Sang trọng và xoa hoa
Đặc điểm của phong cách cổ điển là sự trau chuốt và cầu kỳ, thể hiện qua từng chi tiết trong không gian và hoa văn trên nội thất. Mỗi một loại đồ dùng được bày biện đều toát lên vẻ quyền quý và cao sang. Nhờ đó tổng thể ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và xa hoa hơn bao giờ hết.
Bố cục không gian: Phân chia rõ ràng, chú trọng đường cong dựa theo phong cách quý tộc phương Tây
Màu sắc: Sáng và sang trọng, chủ yếu là vàng kim, vàng nâu, vàng tươi bạc, trắng, kem, be
Chất liệu: Sử dụng chất liệu cao cấp như gỗ óc chó, gỗ tùng, đàn hương, lông thú, da thật, pha lê, thuỷ tinh trong suốt, ngọc trai, đá quý. Nội thất Chạm trổ cầu kỳ và tỉ mỉ, nhiều loại hoa văn trong một không gian
Ánh sáng: Bố trí khắp không gian, chiếu tới mọi vị trí trong căn phòng với ánh sáng tự nhiên, đèn chùm, đèn treo, đèn trần
Phòng khách cổ điển với nội thất cao cấp cùng tường và trần trang trí hoa văn cầu kỳ
Phòng ngủ tái hiện hoàn hảo cuộc sống của quý tộc xưa
Thiết kế biệt thự theo phong cách tân cổ điển: Cổ điển kết hợp hiện đại
Phong cách tân cổ điển sử dụng cho biệt thự phải mang đến cảm giác lộng lẫy, sang chảnh nhưng không bị cũ kỹ, vẫn đảm bảo kết hợp thêm yếu tố hiện đại. Cảm hứng của kiểu thiết kế nội thất này đến từ Châu Âu nên mang theo đặc trưng của tầng lớp thượng lưu nơi này.
Bố cục không gian: Phân chia theo tỷ lệ vàng, rõ ràng từng khu vực. Chú trọng cột đối xứng và có mái vòm.
Màu sắc: Xanh dương, xám, xám xanh, vàng, kem, trắng, đỏ đô nhấn nhá thêm đen, nâu đỏ, nâu tạo nên sự đẳng cấp
Chất liệu: Gỗ tự nhiên, da thật, đá hoa cương sáng bóng, bề mặt có hoa văn nhưng không quá cầu kỳ
Ánh sáng: Đèn chùm, đèn treo, cửa sổ, ban công,… sao cho căn phòng luôn lung linh và tràn đầy sức sống
Phòng khách vừa cổ điển vừa hiện đại
Không gian phòng ngủ trang trí sang trọng và tinh tế
Biệt thự thiết kế theo phong cách đơn giản: Cân bằng và tinh tế
Thiết kế nội thất biệt thự không nhất thiết phải quá xa hoa và lộng lẫy với hoạ tiết cầu kỳ. Đôi khi sự phối hợp hài hoà từ những thứ đơn giản lại mang tới hiệu quả vượt trội, vẫn làm toát lên được sự đẳng cấp của không gian. Điều này thể hiện rõ nét qua phong cách đơn giản đang được nhiều gia chủ ưa chuộng:
Bố cục: Tập trung vào sự cân bằng, kết hợp nguyên lý nhịp điệu. Chú trọng đường thẳng, đường cong, góc cạnh nguyên bản
Màu sắc: Không sử dụng nhiều, có thể tương phản hoặc nằm kế nhau trong bảng màu, tạo cảm giác hài hòa chứ không chói mắt. Màu chủ đạo thường là trung tính, nhấn nhá thêm các màu nổi bật khác
Chất liệu: Đa dạng, ưu tiên da và gỗ với bề mặt trơn, hạn chế chi tiết phức tạp
Ánh sáng: Tận dụng tối đa từ tự nhiên qua cửa sổ, ban công, bố trí đèn chùm độc đáo, mang tới cảm giác hiện đại
Thiết kế tập trung vào sự cân bằng và nguyên lý nhịp điệu cùng nội thất đơn giản
Điểm nhấn nội thất với đường cong và hình tròn
Thiết kế nội thất biệt thự hiện đại: Cá tính và độc đáo
Đây là phong cách được nhiều người lựa chọn nhất khi thiết kế nội thất cho biệt thự. Gia chủ tự do thể hiện cá tính, ứng dụng sở thích riêng vào quá trình hoàn thiện ngôi nhà:
Bố cục: Phân chia rõ nét, chú trọng đường nét phóng khoáng và mạnh mẽ, tạo sức hút riêng biệt
Màu sắc: Trung tính, hạn chế sử dụng màu nóng
Chất liệu: Kim loại, gỗ, da, nỉ với kiểu dáng cơ bản, đường nét rõ ràng và ít hoạ tiết
Ánh sáng: Tận dụng từ tự nhiên, có thể làm giếng trời hoặc tường kính, không nhất thiết phải có đèn chùm
Không gian nổi bật với các đường nét sắc cạnh và mạnh mẽ
Màu sắc tương phản và trung tính được chú trọng sử dụng
Biệt thự Indochine: Sự kết hợp của quá khứ và tương lai
Indochine hay phong cách Đông Dương là lựa chọn của những người có cá tính riêng, yêu nét đẹp truyền thống của Việt Nam mà vẫn hướng tới hội nhập. Vì vậy, không gian vừa thể hiện được đặc trưng của dân tộc vừa xen lẫn phong cách phương Tây, tựa như cách gia chủ đang kể câu chuyện quá khứ và tương lai:
Bố cục không gian: Phân chia từng phòng rõ ràng, có vách ngăn nhưng hạn chế sử dụng tường gạch mà dùng kính hoặc tủ rượu, kệ
Màu sắc: Trung tính, xanh lá, xanh ngọc, nâu, vàng
Chất liệu: Gỗ, mây, tre, nứa, da,… với sofa da hoặc nỉ, bàn ghế ăn bằng gỗ thật, lót sàn bằng gạch bông
Ánh sáng: Ưu tiên ánh sáng tự nhiên với cửa sổ sát đất, cửa ban công, đèn chùm đa năng (kết hợp quạt trần) hoặc đơn năng nhưng không quá cầu kỳ
Không gian thoáng đãng tràn ngập ánh sáng
Phong cách thiết kế đặc trưng với gạch bông
Thiết kế nội thất biệt thự cần sự đầu tư cả về công sức và thời gian với sự hỗ trợ của kiến trúc sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Quá trình hoàn thiện ngôi nhà cần đáp ứng các nguyên tắc bắt buộc, tỉ mỉ ở từng căn phòng. Để đưa ra lựa chọn phù hợp cho không gian sống đẳng cấp của mình, bạn hãy liên hệ với xưởng gỗ giá tốt Linh Ngân ngay hôm nay nhé.